Khóa cửa gỗ tay gạt là một trong những loại khóa cửa cơ bản, truyền thống mà hầu như mọi nhà đều sử dụng. Có rất nhiều loại khóa tay gạt cho cửa gỗ với kiểu dáng, chất liệu khác nhau cho từng loại cửa. Vậy kinh nghiệm để chọn mua khóa tay gạt cho cửa gỗ là gì để mua được khóa cửa gỗ tay gạt ưng ý và hiệu quả nhất?
Tóm tắt nội dung
Khóa tay gạt cho cửa gỗ là khóa cửa cơ thông thường được sử dụng phổ biến tại các gia đình. Đây có lẽ là mẫu khóa cửa được thiết kế và ra đời sớm nhất. Khóa cửa gỗ tay gạt cho phép người dùng mở cửa bằng cách sử dụng chìa khóa với thao tác đơn giản nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cao. Khóa cửa gỗ tay gạt đa dạng mẫu mã, chất lượng, phù hợp với mọi kiểu không gian kiến trúc, từ cổ điển đến hiện đại. Hiện nay, các nhà sản xuất đã cho ra đời một số loại khóa tay gạt cho cửa gỗ loại thông minh (tức là tích hợp thêm các tính năng mở khóa hiện đại như vân tay, thẻ từ bên cạnh việc chỉ sử dụng chìa khóa cơ thông thường).
Khóa tay gạt cho cửa gỗ có cấu tạo tương đối đơn giản với 3 bộ phận chính là thân khóa, tay cầm và ổ chìa. 3 bộ phận này quyết định chất lượng của một khóa cửa gỗ tay gạt có tốt hay không.
Phần thân khóa cửa gỗ tay gạt thường được làm bằng inox hoặc thép cao cấp. Các chi tiết trên thân khóa được chế tác vô cùng tỉ mỉ, tinh xảo và chính xác, cẩn thận để đảm bảo an toàn cao nhất. Đây cũng là bộ phận chịu tác động nhiều của ngoại lực nên dễ bị hỏng nhất. Chính vì vậy phải sử dụng những nguyên liệu chế tạo có chất lượng tốt, dày dặn, chắc chắn và các chi tiết phải được cắt gọt chính xác, sắc nét.
Trong thân khóa cửa gỗ tay gạt bao gồm nhiều bộ phận nhỏ khác nữa như:
– Cò khóa (latch) có chức năng giữ cửa khi ra/vào. Bộ phận cò khóa thường được làm từ hợp kim nhôm hoặc inox cao cấp.
– Chốt khóa (deabot) là nơi mà chúng ta dùng chìa khóa hoặc chốt vặn để mở khóa. Chốt khóa có 2 loại phổ biến là chốt 1 nấc và chốt 2 nấc. Mọi người ưa chuộng sử dụng loại chốt 2 nấc hơn vì mức độ an toàn cao hơn.
– Bộ phận mặt trước của thân khóa (forend).
– Phần nắp xung quanh thân khóa (lockcase).
– Bộ phận cốt khoá – nơi để kết nối 2 tay khóa lại với nhau. Để liên kết 2 tay khóa với nhau, giữa chúng có 1 khoảng trống gọi là lỗ vuông (follower).
– Cuối cùng là bộ phận lò xo (spring) để hỗ trợ đẩy cò khóa về vị trí ban đầu khi đã hoàn tất việc đóng/mở cửa.
Phần tay gạt của khóa cửa gỗ tay là bộ phận người dùng cầm, nắm mở khóa khi đã tra chìa vào ổ. Tay gạt là bộ phận rất quan trọng của khóa cửa gỗ tay gạt, thường được làm từ inox, hợp kim, đồng hoặc các loại chất liệu khác có độ bền cao, chống gỉ và có khả năng chịu lực cao.
Phần ổ chìa của khóa cửa tay gạt là bộ phận để tra chìa khóa. Chất liệu để làm củ chìa là đồng hoặc kim loại mạ niken, phải được cắt bằng máy CNC nhằm hạn chế tối đa tình trạng bị lỗi, kẹt ổ khóa. Củ chìa quyết định độ an toàn và quá trình vận hành của khóa có trơn tru hay không.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chọn khóa cửa gỗ 4 cánh không thể bỏ qua
Sử dụng khóa cửa gỗ tay gạt cực kỳ đơn giản, tất cả mọi người lớn nhỏ, già trẻ, gái trai đều dùng được. Khóa cửa tay gạt là loại khóa cửa truyền thống rất phổ biến nên không ai không biết cách dùng. Bạn chỉ cần cắm chìa khóa vào ổ khóa, vặn chìa và dùng tay gạt bộ phận tay gạt xuống và đẩy cửa là cửa đã mở cho bạn vào nhà.
Còn khi muốn đóng cửa, chỉ cần dùng chìa khóa để vặn chốt, sau đó kiểm tra xem liệu cửa đã được khóa chắc chắn chưa bằng cách gạt thử phần tay gạt xuống.
– Ưu điểm đầu tiên của khóa cửa gỗ tay gạt là cấu trúc thiết kế không quá cầu kỳ hay phức tạp nên cách sử dụng đơn giản, dễ dàng, phù hợp với mọi đối tượng.
– Khóa cửa gỗ tay gạt được sản xuất từ những loại chất liệu cao cấp nhất, có độ bền, độ cứng cao, tính an toàn và bảo mật tốt.
– Mẫu mã, kiểu dáng thiết kế phong phú, phù hợp với mọi không gian nhà ở, có thể lắp đặt cho mọi loại cửa.
– Khóa tay gạt cho cửa gỗ có nhiều loại với nhiều mức độ bảo đảm an toàn. Do vậy, tùy theo từng vị trí các cửa trong nhà để chọn loại khóa cửa phù hợp nhất.
– Đặc biệt, giá thành của khóa cửa gỗ tay gạt phải chăng với nhiều phân khúc giá từ cao cấp tới bình dân, và giá cả thấp hơn khóa cửa điện tử rất nhiều.
Khóa cửa gỗ tay gạt được chia làm 2 loại chính là loại khóa nẹp rời và loại khóa nẹp liền.
Với loại nẹp rời, được phân chia thành 2 loại nhỏ phổ biến là khóa nẹp rời kiểu vung hình oval và kiểu vung hình tròn/vuông.
Loại khóa nẹp rời vung oval được làm từ chất liệu hợp kim kẽm, đồng hoặc inox, thường được sử dụng các loại cửa sắt bản nhỏ 40*40 và loại cửa nhôm bản nhỏ hệ 76. Nếu là loại khóa tay gạt kiểu vung oval được làm từ inox sẽ gồm 2 loại nhỏ khác nữa là inox rỗng và inox đặc. Loại inox rỗng có giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu tối thiểu về mặt chất lượng. Loại inox đặc có thể sử dụng cho cả khóa cửa gỗ tay gạt nẹp liền và nẹp rời.
Đối với khóa cửa tay gạt nẹp rời kiểu vung tròn/vuông thường thấy ở các loại cửa cắt có kích thước 30*60 trở lên như cửa nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ hoặc nhà kho (nếu cửa làm từ chất liệu gỗ). Nếu cửa làm từ nhôm thì yêu cầu khung đố là 40*100.
Khóa cửa gỗ tay gạt loại nẹp liền được ứng dụng làm cửa ban công, cửa chính hoặc cửa 2-3-4 cánh. Kích thước khóa cửa gỗ tay gạt sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như kích thước cửa lắp khóa. Loại khóa cửa này có trục khóa 1 bên chìa nên được dùng để khóa ngoài ban công, giúp đảm bảo an ninh cho ngôi nhà, hạn chế tình trạng trộm đột nhập từ bên ngoài nhà. Chất liệu làm khóa tay gạt cho cửa gỗ là hợp kim kẽm, đồng hoặc inox – những chất liệu cao cấp vừa bền bỉ, độ cứng cao.
>>> Xem thêm: Khóa cửa gỗ chung cư nên chọn loại nào thì tốt?
Để chọn mua đúng khóa tay gạt cho cửa gỗ nhà mình, bạn cần chú ý những điều sau:
Mỗi loại khóa có kích thước và kết cấu không giống nhau vì chúng lắp đặt cho các loại cửa khác nhau. Vì thế, trước khi mua khóa tay gạt cho cửa gỗ, lưu ý chọn độ dài trục khóa thích hợp, độ dày của nẹp khóa và cả độ dày của cửa. Hơn nữa, chọn thân khóa phải đo khoảng cách từ trục khóa đến lỗ tay. Ngoài ra, với phần cụm then khóa (backset – nơi kết nối thân khóa với cạnh cửa) cần lưu ý độ rộng của nẹp khóa sao cho phù hợp.
Khóa tay gạt cho cửa gỗ có nhiều kiểu dáng thiết kế như cổ điển, tân cổ điển, hiện đại, đơn giản, v.v… Tùy thuộc vào phong cách thiết kế nhà ở của mình, bạn chọn loại khóa cửa phù hợp nhất. Ví dụ, nếu nhà bạn được làm theo kiểu quý tộc, cổ điển thì nên chọn loại khóa cửa gỗ tay gạt có màu đồng, màu vàng kim được chế tác hoa văn tinh xảo, cầu kỳ, tỉ mỉ để toát lên sự sang chảnh, cao quý. Nếu kiến trúc nhà bạn theo kiểu đơn giản, hiện đại thì chọn mua khóa cửa gỗ tay gạt có thiết kế tối giản, màu đen hiện đại.
Bạn có thể nhờ nhân viên cửa hàng bán khóa cửa gỗ tay gạt tư vấn loại thích hợp nhất nếu bạn không quá rành.
Lựa chọn thương hiệu khi mua khóa cửa gỗ tay gạt cũng khá quan trọng. Những thương hiệu khóa cửa gỗ tay gạt nổi tiếng chắc chắn sẽ đảm bảo chất lượng, đồng thời được sản xuất tỉ mỉ, thiết kế chỉn chu hơn so với những loại khóa cửa không rõ nguồn gốc. Một số thương hiệu bán khóa cửa gỗ tay gạt nổi tiếng trên thị trường được người tiêu dùng Việt ưa chuộng là Solity, Vickini, Zickler, Kospi MF59, Yalis, v.v…
Để mua được khóa cửa tay gạt cho cửa gỗ hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý, bạn hãy đến những đại lý phân phối, cửa hàng bán khóa tay gạt cửa gỗ uy tín để tránh mua phải hàng rởm, hàng kém chất lượng. Tại Việt Nam, Anycomtech là gợi ý tuyệt vời cho bạn. Anycomtech là đại lý nổi tiếng hàng đầu Việt Nam chuyên về các loại khóa cửa từ truyền thống đến hiện đại, 100% hàng chính hãng, hàng nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, minh bạch, giá cả phải chăng.
Trong quá trình sử dụng khóa tay gạt cho cửa gỗ, muốn khóa có tuổi thọ lâu dài, bạn phải biết cách bảo quản đúng. Sau đây là gợi ý 1 số cách bảo quản khóa cửa gỗ tay gạt cho bạn tham khảo:
– Thứ nhất, thường xuyên kiểm tra các ốc vít trên ổ khóa, nếu thấy bị lỏng hay vị rung lắc thì vặn chặt lại.
– Thứ hai, thay ổ khóa mới nếu thấy ổ khóa đã quá cũ và có nhiều dấu hiệu hỏng, không an toàn.
– Thứ ba, bảo dưỡng, vệ sinh khóa cửa định kỳ, bôi/xịt dầu mỡ bôi trơn vào các bộ phận như thân khóa, lò xo tay khóa và lõi khóa để đảm bảo khóa cửa luôn hoạt động tốt, trơn tru, tăng độ bền bỉ.
– Cuối cùng, khi sử dụng, hãy đóng/mở khóa, gạt tay gạt nhẹ nhàng, không nên làm quá mạnh.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua khóa tay gạt cho cửa gỗ nhà mình, thay vì sử dụng khóa cửa gỗ tay gạt thông thường, bạn có thể xem xét lựa chọn khóa cửa gỗ tay gạt thông minh (loại đã được tích hợp thêm chức năng mở khóa hiện đại như vân tay và thẻ từ). Với loại khóa cửa này, tính năng bảo đảm an toàn cho gia đình bạn sẽ được nâng lên rất nhiều. Dưới đây là 2 mẫu khóa cửa gỗ tay gạt thông minh đến từ nhà Solity hiện đang bán rất chạy tại thị trường Việt Nam.
Đây là mẫu khóa tay gạt cửa gỗ có thiết kế vô cùng hiện đại, sang trọng, nhỏ gọn nhưng tiện ích. Với thiết kế tính năng mở khóa vân tay, giúp người dùng tiết kiệm thời gian mở cửa, và đặc biệt không còn lo lắng nếu bị quên/mất chìa khóa. Đặc biệt, sử dụng vân tay để mở cửa sẽ tránh được tình trạng sao chép, trộm vì vân tay của mỗi người là duy nhất và không thể nào copy được. Giá của 1 chiếc khóa tay gạt cho cửa gỗ Solity GM-6000BK không quá cao, dao động trong khoảng 6 triệu vnd. Mức giá này hoàn toàn xứng đáng với những ưu điểm vượt trội của chúng.
>>> Xem thêm: Khoá cửa vân tay Solity GM-6000BK – Mở cửa chỉ với một chạm
Khóa tay gạt cửa gỗ sử dụng thẻ từ GM-5500 FK của thương hiệu Solity rất được người tiêu dùng yêu thích. Không những chúng được lắp đặt tại các căn hộ, chung cư, nhà riêng mà còn được dùng tại homestay, khách sạn,… Cách thức mở khóa thẻ từ siêu nhanh và dễ dàng, chỉ cần giơ thẻ từ trước khóa cửa và chờ 1-3 giây để hệ thống nhận diện là bạn có thể mở cửa.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về khóa cửa gỗ tay gạt và các loại khóa cửa gỗ tay gạt phổ biến hiện nay. Phụ thuộc vào nhu cầu, bạn có thể lựa chọn giữa khóa cửa gỗ tay gạt loại truyền thống hoặc loại thông minh. Thực tế, người tiêu dùng hiện đang có xu hướng chuyển sang dùng khóa cửa gỗ tay gạt thông minh để tăng cường mức độ đảm bảo an toàn cho gia đình. Chính vì thế, nếu cần hỗ trợ và tư vấn mua khóa cửa gỗ tay gạt thông minh, hãy liên hệ ngay đến Anycomtech – đại lý chuyên cung cấp, phân phối các loại khóa cửa gỗ tay gạt chất lượng, uy tín nhất trên thị trường.